Luật Cạnh Tranh Mới Ở Việt Nam


Bởi Site Admin | 10 Tháng bảy năm 2019
Để xem bài viết này bằng các ngôn ngữ khác, vui lòng di chuột vào biểu tượng ngôn ngữ ở góc trên bên phải màn hình (đối với máy tính) hoặc nhấn vào nút ☰ ở góc trên bên trái của màn hình, sau đó cuộn xuống (đối với điện thoại). Tiếp theo, chọn ngôn ngữ bạn muốn.


Luật Cạnh tranh mới của Việt Nam đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019., trong đó bao gồm các quy định bổ sung mới cho luật cạnh tranh cũ tháng 6 năm 2018. Quy định này tập trung vào các thỏa thuận chống cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và tập trung kinh tế. Các công ty và tổ chức kinh tế khi làm việc ở Việt Nam cần nghiên cứu cẩn thận những thay đổi để thích ứng với môi trường doanh nghiệp mới.

 

1. Đối tượng áp dụng

Trái ngược với bộ luật trước, quy định mới trong luật cạnh tranh Việt Nam cho các đối tượng áp dụng bao gồm các công ty Việt Nam, công ty quốc tế, và các dịch vụ công như bệnh viện và trường học. Các hành động có hướng gây hại cho bộ luật như giảm, loại trừ, cản trở việc cạnh tranh trên thị trường đều bị cấm.

 

2. Thỏa thuận Hạn chế Cạnh tranh

Một số hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhất định được liệt kê như chỉnh sửa giá, phân chia khách hàng và các bên trung gian và ép buộc các công ty ký hợp đồng mà không được cung cấp đầy đủ thông tin.

Bên cạnh đó, bộ luật cũng có chính sách khoan hồng cho các công ty tự nguyện khai báo cho các cơ quan chính phủ trước khi bị điều tra. Tuy nhiên, việc này chỉ áp dụng cho ba doanh nghiệp nộp hồ sơ sớm nhất. Đối với các công ty khác, một số miễn trừ có thể được áp dụng với các điều kiện cần thiết như thúc đẩy tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, chính sách miễn trừ này có thời hạn không quá 5 năm cho mỗi đơn nộp.

 

3. Tập trung Kinh tế

Các hoạt động tập trung kinh tế phải được báo cáo cho Ủy ban cạnh tranh quốc gia (NCC) dựa trên một số yếu tố như tổng tài sản, giá trị giao dịch và thị phần kết hợp. Vi phạm quy định về tập trung kinh tế sẽ bị phạt 5% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm.

 

4. Sức mạnh Thị trường của Doanh nghiệp

Trong luật cạnh tranh mới, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30%. Vị trí này được xem xét bởi các yếu tố khác nhau như sức mạnh tài chính, cải tiến công nghệ và sự tương quan của thị phần giữa các doanh nghiệp.

Nền kinh tế Việt Nam đang tiến bộ và phát triển nhanh chóng bởi sự đầu tư từ nước ngoài. Bằng việc thêm vào các điều khoản chi tiết, các nhà chức trách đang cố gắng đưa bộ luật Cạnh tranh này xứng với tiêu chuẩn toàn cầu. Vì vậy, các công ty nên thuê phiên dịch viên có chuyên môn về luật pháp cho các cuộc họp và thương vụ M&A, bởi sự hiểu biết về chủ đề của sự kiện theo ngôn ngữ mẹ đẻ của họ là một trong những chìa khóa để đàm phán thành công. Vui lòng click vào đây để đọc thêm về các yếu tố khác giúp phiên dịch viên thành công tại bất kỳ sự kiện phiên dịch nào.

 

Tại Freelensia, các phiên dịch viên có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu từ vựng độc quyền trước ngày bắt đầu sự kiện, giúp cho họ chuẩn bị thậm chí còn tốt hơn nữa.

 

Xem thêm