Biểu Đồ Cột So Sánh Theo Thời Gian về Virus Corona


Bởi Site Admin | 16 Tháng mười một năm 2020
Để xem bài viết này bằng các ngôn ngữ khác, vui lòng di chuột vào biểu tượng ngôn ngữ ở góc trên bên phải màn hình (đối với máy tính) hoặc nhấn vào nút ☰ ở góc trên bên trái của màn hình, sau đó cuộn xuống (đối với điện thoại). Tiếp theo, chọn ngôn ngữ bạn muốn.


Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), COVID-19 là bệnh truyền nhiễm do virus Corona, SARS-CoV-2 gây ra. Chủng virus corona mới này gây tử vong và dễ lây lan giữa người với người, vì vậy nhiều quốc gia đã tuyên bố phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của nó. Hậu quả là ngành phiên dịch và biên dịch, cũng như nhiều ngành khác, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, cùng lúc chúng ta cũng chứng kiến ​​nhu cầu ngày càng tăng đối với phiên dịch từ xa và phiên dịch viên y tế tại các bệnh viện, sân bay và các tổ chức công. Nếu bạn muốn biết phiên dịch được thực hiện như thế nào trong đại dịch COVID-19, vui lòng truy cập bài viết này.

Kể từ khi Trung Quốc báo cáo các trường hợp đầu tiên ở Vũ Hán, các ca dương tính và tử vong đã tăng lên nhanh chóng không chỉ ở Trung Quốc mà ở khắp các quốc gia và đối với mọi ngôn ngữ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cập nhật diễn biến của dịch COVID-19 bằng cách sử dụng một loại biểu đồ được gọi là biểu đồ cột so sánh theo thời gian (bar chart race). Chúng ta sẽ tìm hiểu tổng số người nhiễm và tổng số người tử vong tăng lên như thế nào theo thời gian. Thú vị hơn, bạn có thể thấy sự khác biệt không chỉ theo quốc gia mà còn theo ngôn ngữ của bệnh nhân!

https://youtu.be/3_frBPAvBlA

 

1. Nguồn và ghi chú

  1. Các nguồn dữ liệu chính của chúng tôi là từ trang web của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) cho số người nhiễm và tử vong bởi COVID-19 theo ngày, và từ trang web của Liên hợp quốc (LHQ) cho tỷ lệ ngôn ngữ theo quốc gi Đối với các quốc gia mà LHQ không có dữ liệu, chúng tôi đã sử dụng dữ liệu tỷ lệ ngôn ngữ từ trang web World Data. Dữ liệu về các họ ngôn ngữ được lấy từ trang web Ethnologue.
  2. Đối với hầu hết các quốc gia, một người được giả định là chỉ nói một ngôn ngữ. Đối với một số quốc gia như Algeria và Morocco, các nguồn có ghi “tiếng Ả Rập và tiếng Pháp” như là một ngôn ngữ. Trong những trường hợp như vậy, chúng tôi giả định rằng tỷ lệ dân số đó nói cả hai ngôn ngữ.
  3. Đối với một số quốc gia, tỷ lệ ngôn ngữ cộng lại không bằng 100%. Phần còn lại được phân loại là những ngôn ngữ khác.
  4. Vì chúng tôi đã làm sạch và đơn giản hóa dữ liệu, nên tổng số người nhiễm và tử vong cho tất cả các ngôn ngữ có hơi khác so với số liệu được báo cáo trên trang web của ECDC.

 

2. Sự lây lan của virus Corona theo quốc gia

 
 

Xét theo quốc gia, virus Corona bắt đầu ở Trung Quốc và nhanh chóng lây lan sang các nước láng giềng ở châu Á. Tàu du lịch Diamond Princess và Hàn Quốc đã gây chú ý trong thời gian ngắn, trước khi Ý, Iran và Tây Ban Nha nhập cuộc vào tháng 3. Tuy nhiên, đến tháng 4, Hoa Kỳ đã vượt qua Ý để trở thành quốc gia có số người tử vong bởi virus Corona nhiều nhất thế giới, với số người nhiễm cao gấp đôi so với quốc gia đứng thứ hai (Tây Ban Nha). Châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi có khoảng 10 nước Châu Âu nằm trong top 20 về số người nhiễm và tử vong. Khi mùa hè đến gần, Brazil, Nga và Ấn Độ dần dần vươn lên dẫn đầu danh sách, tiếp theo là các nước Mỹ Latinh như Mexico, Peru và Chile. Danh sách ổn định trong suốt mùa thu nhưng khi mùa đông đến gần, các vị trí trên biểu đồ sẽ thay đổi đáng kể do các trường hợp nhiễm virus Corona dự kiến sẽ tăng ở các nước có khí hậu lạnh.

 

3. Sự lây lan của virus Corona theo ngôn ngữ

 
 

Xét theo ngôn ngữ, tiếng Trung đứng đầu danh sách ngay từ đầu, tiếp theo là một danh sách dài các ngôn ngữ địa phương ở Trung Quốc. Điều này hợp lý vì Trung Quốc là một quốc gia đa sắc tộc và đa văn hóa. Tiếng Hàn, tiếng Ý và tiếng Ba Tư sớm tăng lên, phản ánh đúng xu hướng của những biểu đồ theo quốc gia. Tiếng Anh dần dần vượt qua từng ngôn ngữ một và lần lượt lên vị trí đầu tiên trong bảng tổng số người nhiễm vào tháng 3, và bảng tổng số người chết vào tháng 4. Tiếng Trung giảm nhanh chóng khi tiếng Bồ Đào Nha (đại diện cho Brazil) và tiếng Nga tham gia vào nhóm dẫn đầu. Tiếng Hindi (đại diện cho Ấn Độ) cũng trở nên nổi bật, trong khi tiếng Tây Ban Nha (đại diện cho Tây Ban Nha và các nước Mỹ Latinh) đứng ở vị trí thứ hai vào tháng 8. Danh sách giữ ổn định sau đó.

Góc độ ngôn ngữ trở nên thú vị hơn khi chúng ta tính đến tỷ lệ dân số thế giới nói từng ngôn ngữ. Trong biểu đồ dưới đây, bạn có thể thấy rằng tiếng Trung là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, chiếm 17%. Tuy nhiên, tiếng Trung hầu như không có mặt trong danh sách 20 nước cao nhất khi biểu đồ cột so sánh theo thời gian chạy đến cuối. Mặt khác, tiếng Anh chỉ là tiếng mẹ đẻ của 4% dân số trên thế giới nhưng ngôn ngữ này lại đang đứng đầu cả hai biểu đồ cột so sánh theo thời gian, và cách xa vị trí số hai.

 

Một thực tế thú vị khác là hầu hết các ngôn ngữ đứng đầu trong biểu đồ cột so sánh theo thời gian đều thuộc về các ngôn ngữ Ấn-Âu, một họ các ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi ở châu Mỹ, châu Âu, các vùng định cư châu Âu cũng như Tây và Nam Á. Trong họ ngôn ngữ này, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha đã được mở rộng khắp các lục địa thông qua chủ nghĩa thực dân trong thời kỳ hiện đại. Tỷ lệ trên có thể dự đoán được, vì các ngôn ngữ Ấn-Âu chiếm hơn 45% trong số tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, như trong biểu đồ bên dưới.

Với bài viết này, Freelensia hy vọng sẽ cung cấp cho bạn một minh họa rõ ràng về các ca nhiễm đại dịch COVID-19 theo quốc gia cũng như theo ngôn ngữ. Nếu bạn muốn xem số liệu thống kê trực tuyến mới nhất về virus Corona, vui lòng truy cập Bảng giao diện về Bệnh do virus Corona (COVID-19) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh trước đại dịch này, vui lòng làm theo Lời khuyên dành cho cộng đồng của WHO.

 

Xem thêm