Nên Thuê Phiên Dịch Viên Tự Do Hay Nhân Viên Phiên Dịch?


Bởi Site Admin | 6 Tháng tư năm 2021
Để xem bài viết này bằng các ngôn ngữ khác, vui lòng di chuột vào biểu tượng ngôn ngữ ở góc trên bên phải màn hình (đối với máy tính) hoặc nhấn vào nút ☰ ở góc trên bên trái của màn hình, sau đó cuộn xuống (đối với điện thoại). Tiếp theo, chọn ngôn ngữ bạn muốn.


Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần một phiên dịch viên (thông dịch viên) hoặc biên dịch viên, có thể bạn sẽ tự hỏi liệu mình nên làm việc với phiên dịch viên tự do hay nhân viên phiên dịch? Sự khác biệt giữa họ là gì và công ty của bạn nên thuê ai? Ưu điểm và nhược điểm của mỗi bên là gì? Trong bài viết này, Freelensia sẽ phân tích những câu hỏi này và đưa ra một số gợi ý giúp bạn có được lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

 

ĐỊNH NGHĨA NHÂN VIÊN PHIÊN DỊCH VÀ PHIÊN DỊCH VIÊN TỰ DO?

 

Nhân viên phiên dịch (hay còn gọi là phiên dịch viên tại công ty, phiên dịch viên toàn thời gian, phiên dịch viên full time) làm việc cho một công ty cụ thể với tư cách là nhân viên toàn thời gian tại văn phòng công ty. Họ thường không chỉ phiên dịch mà còn thực hiện các vai trò khác như biên dịch, hành chính, bán hàng hoặc tiếp thị, v.v. Họ có hợp đồng lao động chính thức và thường được công ty chi trả BHXH và BHYT.

Phiên dịch viên tự do (hay còn gọi là phiên dịch viên ngắn hạn, phiên dịch viên freelance) làm việc độc lập với nhiều khách hàng, và không có thỏa thuận nào ràng buộc họ phải chấp nhận tất cả các dự án từ một khách hàng cụ thể. Họ chỉ được thuê trong thời gian ngắn, khi công ty có cuộc họp hoặc sự kiện cần phiên dịch và nhiệm vụ của họ chỉ là phiên dịch mà thôi.

 

SO SÁNH NHÂN VIÊN PHIÊN DỊCH VÀ PHIÊN DỊCH VIÊN TỰ DO

 

1. Nhân viên phiên dịch

  1. Ưu điểm:
    • Nhân viên phiên dịch sẽ luôn có mặt khi bạn cần. Bởi thế, các cuộc họp đột xuất có thể được sắp xếp dễ dàng hơn.
    • Nhân viên phiên dịch có thể là những phiên dịch viên tuyệt vời, và hơn thế nữa. Họ thường hiểu và quan tâm đến doanh nghiệp, sản phẩm và khách hàng của bạn cũng nhiều như CEO vậy. Những hiểu biết này đảm bảo chất lượng phiên dịch tốt hơn và nhất quán hơn, mà bạn còn không phải trả thêm.

    • Bạn có thể thuê nhân viên phiên dịch một cách kỹ càng hơn, qua đó đảm bảo được chỉ những cá nhân giỏi nhất sẽ làm việc lâu dài với doanh nghiệp của mình. Ví dụ, nhân viên phiên dịch đa số phải trải qua nhiều vòng phỏng vấn, làm bài kiểm tra trình độ ngôn ngữ và trải qua thời gian thử việc.
    • Các tài liệu mật của doanh nghiệp sẽ được bảo mật hơn khi bạn làm việc với nhân viên phiên dịch. Phiên dịch viên tự do vẫn có thể ký cam kết bảo mật thông tin cho doanh nghiệp, nhưng rủi ro bị lộ thông tin sẽ cao hơn nhiều.
  1. Nhược điểm:
    • Mức lương hàng tháng cho nhân viên phiên dịch khá cao. Ví dụ, tại Việt Nam, một phiên dịch viên Việt-Nhật có JLPT N1 được trả trung bình 840 USD/tháng, và một phiên dịch viên Việt-Hàn với TOPIK 6 được trả trung bình 1,000 USD/tháng. Để so sánh, chi phí thuê một trợ lý cá nhân hoặc nhân viên hành chính không yêu cầu ngoại ngữ ở Việt Nam chỉ vào khoảng 480 USD/tháng. Sự chênh lệch giữa hai mức lương là khoảng 75%.

Bn có biết?

Ti Hoa K, mc lương trung bình ca mt phiên dch viên Anh-Nht là 4,460 USD/tháng và ca phiên dch viên Anh-Hàn là 4,470 USD/tháng. Đ so sánh, mt doanh nghip s chi khong 3,760 USD/tháng đ thuê mt tr lý cá nhân. Con s này thp hơn mc lương ca nhân viên phiên dch 19%.

 

  • Mức lương trên chỉ áp dụng cho những nhân viên phiên dịch với nhiệm vụ chính duy nhất là phiên dịch. Nếu bạn muốn thuê một nhân viên có khả năng phiên dịch cũng như có kỹ năng hành chính xuất sắc thì mức lương sẽ cao hơn nữa. Ví dụ, một phiên dịch viên Việt - Nhật kiêm trợ lý cá nhân sẽ được trả trên 1,200 USD/tháng. Một phiên dịch viên Việt - Hàn có kỹ năng tương tự sẽ được trả hơn 1,230 USD/tháng.

Bn có biết?

Ti Hoa K, mt phiên dch viên Anh - Nht có k năng hành chính s đưc tr khong 4,800 USD/tháng trong khi mt phiên dch viên Anh-Hàn vi k năng tương t s đưc tr khong 4,750 USD/tháng.

  • Nhân viên phiên dịch thường chỉ quen thuộc với thuật ngữ của một vài ngành nhất định. Bên cạnh đó, họ thường chỉ có thể nói 2 ngôn ngữ ở mức độ thành thạo trong kinh doanh. Do đó, có thể bạn vẫn cần đặt một phiên dịch viên tự do phù hợp nếu cần tổ chức cuộc họp hoặc sự kiện kinh doanh với chủ đề hoặc ngôn ngữ mới/ không quen thuộc.

 

2. Phiên dịch viên tự do

  1. Ưu điểm:
  • Tổng chi phí có thể thấp hơn vì bạn chỉ phải chi trả mỗi khi sử dụng dịch vụ phiên dịch. Một lần nữa, chúng tôi sẽ lấy ví dụ trên các phiên dịch viên tự do ở Việt Nam. Một phiên dịch viên Việt-Nhật với JLPT N1 sẽ tính mức phí trung bình khoảng 170 USD/ngày khi dịch họp thông thường (vui lòng tham khảo các bài đăng trên Freelensia) trong khi một phiên dịch viên Việt-Hàn với TOPIK 6 sẽ tính mức phí khoảng 120 USD/ngày cho cùng một loại hình phiên dịch (vui lòng tham khảo các bài đăng trên Freelensia). Sau khi tính toán, Freelensia kết luận việc đặt phiên dịch viên tự do Việt - Nhật sẽ rẻ hơn nếu công ty của bạn có ít hơn 5 ngày họp cần phiên dịch mỗi tháng. Con số này đối với phiên dịch viên Việt - Hàn là 8 ngày mỗi tháng. Các cặp ngôn ngữ khác cũng cho kết quả tương tự.

Bn có biết?

Ti Hoa K, bn s phi tr hơn 400 USD cho mt phiên dch viên Anh - Nht dch hp thông thưng c ngày, và 340 USD cho phiên dch viên Anh - Hàn tương ng.

  • Phiên dịch viên tự do nhiều kinh nghiệm là những nhà ngoại giao và nhà đàm phán xuất sắc. Họ có thể đã tham dự vô số cuộc họp và hội thảo tương tự như sự kiện của bạn và có thể xử lý khéo léo các tình huống căng thẳng và nhạy cảm. Có rất nhiều trường hợp phiên dịch viên tự do cứu vãn một thỏa thuận kinh doanh bằng cách phát hiện lỗi hoặc đưa ra cách tốt hơn để thương lượng các điều khoản đang cần thảo luận.
  • Làm việc với phiên dịch viên tự do sẽ linh hoạt hơn. Cho dù bạn muốn một phiên dịch viên người bản xứ nói một ngôn ngữ không phổ biến hay một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể, bạn sẽ có cơ hội xem xét các lựa chọn của mình và chọn người phù hợp nhất cho mỗi cuộc họp hoặc hội thảo.

  1. Nhược điểm:
  • Nếu bạn cần gấp một phiên dịch viên dịch tại chỗ, sẽ rất khó để tìm được một phiên dịch viên tự do có thể ngưng mọi việc họ đang làm để đáp ứng nhu cầu của bạn. Trong trường hợp đó, có thể bạn phải tìm một phiên dịch viên từ xa.
  • Không phải lúc nào bạn cũng biết mình có chọn đúng phiên dịch viên hay không cho đến khi bạn bắt đầu làm việc với họ. So với việc thuê nhân viên phiên dịch, có thể bạn có ít cơ hội hơn để kiểm tra lý lịch của phiên dịch viên tự do trước khi thực sự đặt hẹn họ. Các nền tảng đặt hẹn phiên dịch viên trực tuyến như Freelensia có thể giải quyết vấn đề này: Khách hàng có thể tham khảo video tự giới thiệu của phiên dịch viên và những đánh giá từ khách hàng khác. Điều này giúp bạn tìm được phiên dịch viên tự do phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Bạn có thể tham khảo bài viết Tại Sao Bạn Nên Sử Dụng Một Nền Tảng Để Đặt Hẹn Phiên Dịch Viên? trên blog của chúng tôi để hiểu hơn các lợi ích khác của việc đặt phiên dịch ngắn hạn thông qua những nền tảng trực tuyến.

  • Phiên dịch viên tự do không có đủ sự kết nối với thương hiệu, cơ sở khách hàng, nhân viên và sản phẩm của doanh nghiệp. Do đôi khi họ chỉ làm việc với bạn trong một sự kiện, rất có thể họ sẽ không có tinh thần trách nhiệm và chuyên nghiệp như nhân viên phiên dịch của công ty.
  • Ban đầu thì việc sử dụng phiên dịch tự do có vẻ rẻ hơn, nhưng chi phí sẽ nhanh chóng cộng dồn nếu lúc nào bạn cũng phải thông qua trung gian, đặc biệt là khi bạn cần thuê một số lượng lớn phiên dịch viên. Tại Freelensia, chúng tôi chỉ tính phí khi bạn thực sự đặt hẹn một phiên dịch viên. Phí đặt hẹn chỉ bằng 10% phí phiên dịch do phiên dịch viên đó đưa ra. Phí này thấp hơn nhiều so với mức phí của các công ty phiên dịch truyền thống.

 

PHIÊN DỊCH VIÊN NÀO PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP CỦA TÔI HƠN?

 

Để kết luận, nhân viên phiên dịch sẽ là một giải pháp phù hợp cho những doanh nghiệp nào có đối tác kinh doanh nói chỉ vài ngôn ngữ, hoặc doanh nghiệp có các dự án biên phiên dịch dài hạn. Ví dụ, đối với một doanh nghiệp sản xuất, việc có đội ngũ nhân viên để biên phiên dịch các tài liệu và các cuộc sẽ thuận lợi hơn là thuê phiên dịch tự do, vì doanh nghiệp đã biết trước họ hợp tác với quốc gia nào. Bên cạnh đó, họ có thể dự tính được chi phí và khối lượng công việc một cách dễ dàng.

Trái lại, doanh nghiệp nên thuê phiên dịch tự do khi thỉnh thoảng họ mới có sự kiện phiên dịch, hoặc các sự kiện của họ đòi hỏi nhiều chuyên môn và ngôn ngữ phiên dịch khác nhau. Ví dụ, nếu doanh nghiệp sắp tổ chức một sự kiện với khách mời đến từ nhiều quốc gia, việc thuê phiên dịch viên tự do là rất cần thiết. Bạn có thể tham khảo các mẹo để làm việc với nhiều phiên dịch viên của Freelensia.

 

Xem thêm